Tiếng Việt


ĐẾN MÀ XEM và Ở LẠI VỚI NGƯỜI - Ga 1, 35- 38


+ ĐẾN MÀ XEM, đó là điều Chúa muốn các môn đệ của Ngài phải làm, phải thực hiện và thi hành ngay lập tức, ngay lúc này và ở thì hiện tại.
+ ĐẾN MÀ XEM, đó không chỉ là lời mời gọi mà còn là lời thúc giục chúng ta dấn thân, tiến bước và can đảm bước theo Chúa.
+ ĐẾN MÀ XEM, Chúa luôn ở đó để mời gọi bạn, mời gọi tôi, mời gọi chúng ta đến với Ngài, đến với lòng thương xót và tình yêu tha thứ của Ngài.
+ ĐẾN MÀ XEM, đó là lời mời gọi của tình yêu, lời mời gọi của người thầy dành cho môn đệ, của một người bạn mời gọi bạn hữu của mình.
+ ĐẾN MÀ XEM, còn là một nỗ lực vươn lên, một bước đi kiên trì, một dấn thân quảng đại, một cột mốc với mới trong đời tu.
+ ĐẾN MÀ XEM, để được gặp Chúa, gặp gỡ anh chị em và gặp gỡ chính mình trong chính cuộc sống.
+ ĐẾN MÀ XEM, là đánh đổi thì giờ, cuộc sống, đôi lúc cả mạng sống của chúng ta cho Chúa và cho tha nhân.
+ ĐẾN MÀ XEM, nghĩa là như 2 môn đệ, phải đến chỗ Chúa ở và Ở LẠI VỚI NGƯỜI. => Ở LẠI VỚI NGƯỜI, điều này quan trọng hơn. Vì nếu ĐẾN MÀ XEM, nhưng không Ở LẠI VỚI NGƯỜI, thì chúng ta chỉ như người “cưỡi ngựa xem hoa”.
+ Ở LẠI VỚI NGƯỜI, là bước tới thêm một bước, dấn thân thêm một bậc, và dám Ở LẠI với Chúa.
+ Ở LẠI VỚI NGƯỜI, tức là chúng ta ở lại trong đan viện, ở lại nơi cuộc sống của nhà dòng, nơi sinh hoạt, học hành, vui chơi và bổn phận.
+ Ở LẠI VỚI NGƯỜI, tức là gặp Chúa nơi Bí Tích Thánh Thể, trong thánh lễ, nơi các giờ kinh phụng vụ.
+ Ở LẠI VỚI NGƯỜI, đó là chu toàn công việc mỗi ngày với niềm hăng say, với tâm tình tạ ơn mỗi buổi sáng và tâm tình ca ngợi suốt cả ngày.
+ Ở LẠI VỚI NGƯỜI, đó là sống giây phút hiện tại, say mê Chúa Kitô, và yêu mến đời sống cộng đoàn.
+ Ở LẠI VỚI NGƯỜI, ngay chính giây phút này đây, giờ này và gặp Chúa trong Bí Tích cực thánh này. Chúa đang hiện diện nơi đây với chúng ta.
+ Ở LẠI VỚI NGƯỜI, chính là làm theo ý Chúa, thực thi ý Người với tâm tình phó thác và xin vâng như Mẹ Maria.
GRAHAM KINGS đã viết một đoạn chủ đề “Gặp Chúa, con sẽ…”
+ Khi đến với Chúa, con tháo bỏ đôi giày là...những tham vọng của con.
+ CON cởi bỏ đồng hồ đeo tay là... thời khóa biểu của con.
+ CON gỡ cặp kính khỏi sống mũi là... thái độ ứng xử của con.
+ CON đóng nắp cây bút viết là... các quan điểm của con.
+ CON bỏ xuống chiếc chìa khóa là...sự an toàn của con.
NHƯ thế con được ở một mình với ngài.
LẠY thiên chúa duy nhất và chân thật.
SAU khi đã được ở với Ngài rồi, lạy Chúa,
+ CON sẽ xỏ giày vào để ... đi theo con đường của Chúa.
+ CON sẽ đeo đồng hồ vào tay để... sống trong thời gian của Chúa.
+ CON sẽ mang cặp kính vào để... ngắm nhìn thế giới của Chúa.
+ CON sẽ mở bút ra để... viết những tư tưởng và tâm tình của Chúa.
+ CON sẽ cầm chìa khóa lên để... mở những cánh cửa của Chúa!


Đaminh Minh


***********************************************************************


THÁNH DANH CHÚA GIÊSU (January 3)


names-of-jesus.jpg


Tên của một con người, gắn bó với cả sinh mạng và cuộc đời của con người đó. Cái tên mang một ý nghĩa rất quan trọng của đời một con người. Tên của Chúa Giêsu được chính Thiên Chúa gọi để ứng nghiệm lời của ngôn sứ: " Này đây, Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Em-ma-nu-en, nghĩa là" Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta"( Mt 1, 23 ).

MỘT CON NGƯỜI, MỘT CUỘC ÐỜI

Nơi hang đá Bêlem, Hài Nhi Giêsu đã vén lộ cho nhân loại thấy hình hài của Người, Ngài là người thật bằng xương bằng thịt, Người không phải là một người trên mây trên gió, trên trời giáng lâm như nhiều chuyện thần thoại cổ tích. Chúa Giêsu là một con người thật với hai bản tính: bản tính Thiên Chúa và bản tính con người. Hài Nhi Giêsu mang xương thịt hoàn toàn con người, mặc xác phàm như con người, sống như con người, ngoại trừ tội lỗi. Người là người thật, nhưng sống hoàn toàn thuộc về Cha. Ngài là một con người luôn mới mẻ vì như thánh Phaolô tông đồ đã viết:" Ðức Giêsu Kitô vẫn là một, hôm qua cũng như hôm nay, và như vậy mãi đến muôn đời". Thánh Phaolô muốn cho nhân loại thấy mầu nhiệm Ðức Kitô luôn mới mẻ vì con người, nhân loại với trí khôn, với tâm trí hạn hẹp của mình không bao giờ có thể hiểu thấu nổi. Con người qua Ađam và Eva đã mang sự tội vào trần gian, nghĩa là đã đem sự chết vào cuộc sống. Con người đã tự đánh mất, làm hư hỏng sự vẹn tuyền của mình nghĩa là thân xác đầu tiên hoàn toàn tinh ròng, thuộc trọn về Chúa. Nhưng qua cái chết của Chúa Giêsu Kitô, con người đã lấy lại sự sống vĩnh cửu. Chúa Giêsu Kitô trước bản án khắc nghiệt của Philatô, của Hêrôđê, của các thượng tế và các luật sĩ, biệt phái đã chỉ ra rằng Ngài luôn sống. Ngài đánh bại thần chết, Ngài chiến thắng thần chết. Philatô trước mặt Chúa Giêsu đã ấm ớ vô tội, Ông đang đứng trước sự thật là chính Chúa Giêsu, nhưng Ông vẫn không được soi tỏ để nhận ra Ngài. Mầu nhiệm con Thiên Chúa làm người mãi mãi là mầu nhiệm. Chỉ có đức tin mới giúp con người và nhân loại lãnh hội ra sự cao sâu của mầu nhiệm con Thiên Chúa làm người với hình hài của một bé thơ khó nghèo, nhưng dưới lớp nghèo khó ấy lại vén lộ một mầu nhiệm cao sâu khôn lường. Lấp ló dưới máng cỏ, sau lưng Hài Ðồng Giêsu, ta đã nhìn thấy bóng thánh giá đem ơn cứu chuộc." Nơi Ngài ơn cứu độ chứa chan ".

THÁNH DANH CHÚA GIÊSU

Môt bài hát thật quen thuộc, nhưng đầy ý nghĩa:" Chúa Giêsu là vua" có câu:" Khi nghe Danh Thánh Chúa Giêsu, cả bầu trời bừng sáng, cả tà thần chạy trốn, khắp trái đất khiếp run.". Danh Thánh Chúa Giêsu quả cao siêu mầu nhiệm. Chỉ mới nghe Danh Thánh Chúa Giêsu: tà thần, ma quỉ đã chạy trốn, cả trái đất khiếp run. Vì ma quỉ là bóng tối, ánh sáng luôn tiêu diệt bóng tối. Ma quỉ xưa trong vườn địa đàng đã lấy hình rắn để cám dỗ bà Evà. Rắn đã thắng Ông Adong và Evà vì hai ông bà kiêu ngạo, tự mãn, muốn bằng Thiên Chúa. Thánh Danh Chúa Giêsu ngọt ngào êm dịu. Con người mỗi lần nhắc tới Thánh Danh Chúa Giêsu như có một sức mạnh huyền nhiệm nâng cao con người lên. Chỉ nhắc tới Thánh Danh Chúa Giêsu, con người đã thấy được an bình vì nơi tên Giêsu ơn cứu chuộc chứa chan. Mỗi lần làm dấu thánh giá:" Nhân danh Chúa Cha, nhân danh Chúa Con và nhân danh Chúa Thánh Thần", mầu nhiệm Ba Ngôi bừng sáng lên và như thế, nhân loại lãnh nhận được ơn giải thoát. Thánh Danh Chúa Giêsu đi đôi với sinh mạng cứu chuộc của Ngài:" Khi nào Ta bị treo lên khỏi đất, Ta sẽ kéo mọi người lên cùng Ta"" Không có tình yêu nào cao vời bằng tình yêu của người hiến mạng sống vì người mình yêu"( Ga 15, 13 ).

Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho mỗi người chúng con sức mạnh của Chúa Thánh Thần để chúng con mãi mãi tôn vinh Danh Thánh Chúa Giêsu vì chỉ có Chúa mới mang lại cho mỗi người chúng con sự sống đời đời.

Nguon: internet

****************************************************************

Linh Mục, ngài là ai? 



Khi đặt câu hỏi, “Linh mục, ngài là ai?”, có lẽ câu trả lời sẽ khác nhau, bởi mỗi người có cái nhìn, cảm nghiệm và nhận định riêng về linh mục. Dù sao, người ta vẫn có thể đưa ra một câu định nghĩa đơn giản nhưng ý nghĩa về chân dung linh mục, đó là hình ảnh Người-mục-tử.

linhmuc.jpg

  
Trong khi đó, ĐGM Phê-rô Nguyễn Soạn, Gp Qui Nhơn, trong bài viết nhan đề “Linh mục, người là ai?” đã đưa ra một nhận định ngắn, như sau: “Hình ảnh của linh mục rất đa dạng nơi cảm nghĩ của dân chúng. Cách đây ba bốn mươi năm, linh mục là người dâng thánh lễ, cử hành các Bí tích, giảng dạy đức tin, luân lý, Kinh Thánh, là con người của Giáo Hội, độc thân, xa lìa thế gian, mặc áo dòng đen, một viên chức có quyền thế, một nhà quý phái có bàn tay trắng. Nhưng gần đây hơn, danh từ linh mục gợi lên trong trí óc người ta, hình ảnh của một người bạn nghèo, có bàn tay chai cứng, đấu tranh cho hòa bình, cho độc lập, cho tự do, tham gia chính trị, vận động yêu nước, chống tham nhũng…” (VietCatholic News (28/02/2005).

Bản thân các linh mục có lẽ không ai dám nhận mình là mục tử tốt lành, mà có chăng chỉ là người thi hành sứ vụ mục tử đã được trao ban ngày lãnh nhận chức linh mục. Thực sự thì các ngài có lý do để không dám nhận mình là mục tử tốt lành như Thầy Giêsu chí thánh. Dù được các tín hữu xưng hô là “Cha” và được hưởng một sự tôn kính đặc biệt, các ngài vẫn là những con người bé nhỏ, hèn mọn với thân phận con người yếu đuối và đầy khuyết điểm.

Trong thực tế, nhiều người khi thấy hình ảnh mục tử nơi một linh mục nào đó không toàn hảo nguyên vẹn, thì xem ra ngã lòng và coi đó như một cớ vấp phạm. Nhưng đối với phần đông các tín hữu trưởng thành, việc “Thần thánh hóa” các linh mục chỉ là sản phẩm của một não trạng ấu trĩ, nông cạn. Thực ra, linh mục cũng là một con người yếu đuối và mỏng dòn như bao con người khác. Vì thế, khi nghĩ và nói về linh mục, trước hết chúng ta nên quan tâm lưu ý đến thân phận “người” của các ngài, những yếu đuối, những thất vọng, những đắng cay, những thao thức, những ngại ngùng, những lo lắng, những nhát đảm, những rụt rè, những vụng về, những chứng tật...

Mở đầu bài chia sẻ về đề tài “Yếu đuối” trong tuần tĩnh tâm các linh mục TGp Saigon năm 1990, ĐGM GB. Bùi Tuần đã kể một câu chuyện, như sau: “Tháng sáu vừa qua, tôi dự thánh lễ mở tay của một tân linh mục. Bài giảng hôm đó tập trung vào sự ca tụng chức linh mục. Đang khi cha giảng lên giọng hùng hồn thao thao bất tuyệt, hết lời nâng cao linh mục, thì tôi thấy một cha trước mặt tôi ngủ gục ngon lành. Ngài là vị chức cao quyền trọng, trong phẩm phục đại lễ, ngồi ghế danh dự trên cung thánh, trước mặt cộng đoàn Dân Chúa. Nhìn ngài ngủ gục, tôi thấy thương ngài. Tôi thông cảm thực tế yếu đuối của ngài”.

Người ta có nhiều nhận định và đánh giá khác nhau về linh mục và chức vị của ngài. Có người nghĩ linh mục là “Vị tư tế thánh thiện tinh tuyền”. Có người tôn vinh linh mục là “Thầy cả thông thái tuyệt vời”. Người khác thì lại suy phục ngài như “Bậc thánh hiền” mà nhất cử nhất động của ngài đều toàn bích...Sự tôn sùng như thế quả thực đã khiến không ít linh mục cảm thấy lúng túng, khó xử, e ngại khiến có thể gây ra mặc cảm xa cách giáo dân. Thực ra, linh mục dù là thuộc bậc chức cao quyền trọng cũng là những con người với thân phận nhân sinh muôn vàn yếu đuối của mình.

Có thể nói, dưới con mắt nhiều người, nét đẹp dung dị, kín đáo và nhân bản nhất nơi chân dung con người linh mục, đó là sự yếu đuối, bình thường nhưng không tầm thường. Và tính cách anh hùng nhất nơi những con người ấy chính là sự khiêm tốn nhận biết mình yếu đuối một cách nhân loại.

Thực vậy, “Sự cảm nghiệm về những yếu đuối của mình là nét sống động và thường xuyên. Có lúc tôi yếu đuối quá, chỉ còn biết lập đi lập lại mấy lời đơn sơ: ‘Lạy Chúa, xin thương xót con. Lạy Chúa, xin đừng bỏ con’. Tôi cầu nguyện như người thu thuế ở cuối nhà thờ, như người phong cùi bên đường đợi Chúa đi qua, như người ăn trộm đóng đinh bên hữu Chúa” (ĐGM GB. Bùi Tuần, tập “Truyền Giáo”, tĩnh tâm linh mục TGp Saigon năm 1990).

Nhận ra được mình yếu đuối, bất lực, bất tài, hèn kém, giới hạn sẽ là một ơn huệ đặc biệt của Thiên Chúa, nhờ đó các mục tử sống an vui và khiêm tốn. Vì kinh nghiệm cho thấy nhiều khi chính sự không-nghĩ-mình-yếu-đuối sẽ là cái cớ khiến cho con người mang ảo tưởng rằng mình hoàn hảo, trong sạch, vững mạnh và thánh thiện. Chỉ có thái độ khiêm tốn đích thực mới giúp con người ra khỏi ảo tưởng, để tự do trở về với chính mình, để dấn thân phục vụ cách hiệu quả.

Khi nói về thái độ phục vụ của linh mục, ĐGM GB. Bùi Tuần đã nêu ra những lệch lạc có thể có của mục tử khi phục vụ. Ngài viết: “Người phục vụ là người thường được ưa thích. Nhưng đừng quên điều này: phục vụ mà kiêu căng sẽ không là phục vụ của người môn đệ Đức Ki-tô. Phục vụ với lòng tự cao tự đại là một xúc phạm. Phục vụ mà chỉ tưởng rằng cho đi mà không là nhận lãnh cũng là một sai lầm. Phục vụ mà cho rằng chỉ mình là đúng, là tốt, là cần, sẽ là một thảm họa. Nhưng phục vụ với dáng vẻ khiêm nhường câu nệ hình thức cũng rất xa lạ với Phúc Âm” (x. Tập tĩnh tâm các linh mục, tu sĩ Gp Long Xuyên 5-1997).

Vậy, có thể nói con người đích thực của linh mục, đó là người mục tử yếu đuối và sứ vụ của ngài là được trao phó việc phục vụ cộng đoàn như một đầy tớ với tinh thần khiêm tốn. Khi gọi và chọn các môn đồ, Chúa Giê-su không quan tâm lý lịch, trình độ, nhân đức, tài năng của họ mà chỉ vì Ngài yêu họ. Vậy thôi. Ngài biết rõ họ hơn họ biết họ. Ngài chú ý tới con người và thân phận của họ: sự yếu đuối nông cạn, tính nhút nhát vụng về, thái độ vô tình bạc bẽo, kể cả lòng đam mê ích kỷ của họ. Nhưng Ngài muốn chinh phục trái tim của họ để họ dần dần thích nghi với sứ mệnh mà Ngài trao cho họ, “Hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá” (Mc 1,17).

Các linh mục vẫn luôn luôn là những con người mỏng dòn, yếu đuối. Khi chấp nhận theo Chúa, các ngài được Chúa đào tạo, uốn nắn, nâng đỡ, thúc đẩy để có đủ sức thực hiện kế hoạch của Ngài. Sự yếu đuối, nông nổi sẽ được Chúa làm cho trở nên mạnh mẽ, kiên cường như trường hợp thánh Phê-rô. Sự cứng cỏi, tự mãn sẽ được Chúa làm cho trở nên đam mê, tích cực như trường hợp thánh Phao-lô. Hội thánh xác tín rằng: “Chúng ta biết rằng: Thiên Chúa làm cho mọi sự đều sinh ích cho những ai yêu mến Người, tức là cho những kẻ được Người kêu gọi theo như ý Người định” (Rm 8, 28).     

Hình ảnh mục tử nơi các vị linh mục không thể mô phỏng theo nhãn giới của thế gian nhưng theo tình thương và kế hoạch của Thiên Chúa. Tình thương và kế hoạch ấy đã thể hiện hoàn hảo nơi Đức Giê-su, Đấng đã tự giới thiệu mình là Mục Tử tốt lành. Các vị mục tử, khi theo Chúa và thay mặt Chúa chăm sóc cộng đoàn, chỉ có một ước vọng là noi gương bắt chước để nên giống Thầy Giê-su chí thánh. Đó chắc chắn sẽ là một chọn lựa cam go và quyết liệt.

ĐGM GB. Bùi Tuần, trong tập “Truyền Giáo”, tĩnh tâm linh mục TGp Saigon năm 1990, đã có đoạn chia sẻ như sau: “Đầy tớ không trọng hơn thầy. Tôi phải bắt chước Ngài. Khi chọn bắt chước thái-độ-yếu của Chúa Giê-su, tôi không nghĩ đến sự làm chứng trước mặt người ta cho bằng làm chứng trước mặt chính Chúa. Tôi muốn làm chứng cho Chúa thấy rằng tôi đi theo Chúa. Có thế thôi. Tôi tin rằng: Cái yếu của tôi là một chút từ bỏ mình. Nó chẳng là gì. Nhưng khi hòa vào những hy sinh bao la của Chúa Ki-tô, nó sẽ trở nên cái giá, mà Thiên Chúa đòi, để cứu rỗi các linh hồn”.

Linh mục trong mắt Thiên Chúa và loài người vẫn là những con người yếu đuối, tội lỗi, bất toàn. Nhưng nhờ ơn thông hiệp với Chúa trong đời sống tận hiến của mình, các ngài âm thầm mang những vết thương của Chúa vì lợi ích cộng đoàn. Các ngài kín đáo chăm lo đến con chiên của mình với những lương thực chất lượng cao và hoàn hảo nhất. Các ngài lặng lẽ vượt qua chính bản thân mình để đến với tha nhân với trái tim rộng mở. Các ngài cần cù kết nối những mối liên hệ trong cộng đoàn thành một gia đình đậm tình yêu thương... Lúc đó, chính bản thân linh mục sẽ là một câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi “Linh mục là ai?”./.

Nguon: internet


********************************************************************************



Các Loại Áo Lễ: Áo Lễ là áo dành riêng cho các Linh Mục mặc khi cử hành Thánh Lễ. Áo lễ có nhiều màu khác nhau và được dùng trong mùa Phụng Vụ theo truyền thống trong Giáo Hội.
Màu ÁoÝ Nghĩa
Áo Trắng:
(white) 

Áo Trắng
Áo Trắng: Chỉ sự tinh truyền thanh khiết, thánh thiện và chiến thắng. Áo trắng được dùng trong các mùa sau:
– Mùa Giáng Sinh
– Mùa Phục Sinh
– Các Lễ về Chúa – trừ Chúa Nhật Lễ Lá và Thứ Sáu Tuần Thánh
– Các Lễ về Đức Mẹ
– Các Lễ về các Thiên Thần, các Thánh không tử đạo, các Thánh Nam Nữ.
Áo Ðỏ:
(red) 

Áo Ðỏ
Áo Ðỏ: Chỉ lòng mến yêu, sự hy sinh đến chết vì Chúa, hiến dâng cuộc sống cho Thiên Chúa. Áo đỏ được dùng trong các Thánh Lễ sau:
– Chúa Nhật Lễ Lá
– Thứ Sáu Tuần Thánh
– Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống
– Lễ các Thánh Tông Đồ và Thánh Sử – trừ Thánh Gioan Tông Đồ và Lễ Thánh Tử Đạo.
Áo Xanh:
(green) 

Áo Xanh
Áo Xanh: Chỉ sự vui tươi, nhiệt thành và hy vọng. Áo xanh được dùng trong:
– Mùa Thường Niên
Áo Tím:
(violet) 

Áo Tím
Áo Tím: Chỉ sự ăn năn, thống hối. Áo tím được dùng trong:
– Mùa Vọng
– Mùa Chay
– Các Lễ cầu hồn
Áo Hồng:
(pink) 

Áo Hồng
Áo Hồng: Chỉ niềm vui trước kỳ hạn của màu thống hối. Áo hồng được dùng trong:
– Chúa Nhật thứ ba mùa Vọng
– Chúa Nhật thứ tư mùa Chay



***********************************************************************

Bản Xưng tội bằng Tiếng Việt & Tiếng Anh

Thưa quý vị, khi xưng tội với linh mục bản xứ, chúng ta đừng để ngôn ngữ là rào cản ơn thánh. Vì Chúa là Đấng Tối Cao, Người tha tội cho chúng ta vì lòng thương xót của Người. Nếu quý vị gặp trở ngại vì ngôn ngữ mà không còn cách nào khác, hãy cứ xưng bằng tiếng Việt vì lòng thương xót của Thiên Chúa không bị cản trở bởi bất cứ giới hạn nào.


Xin BẤM VÀO ĐÂY



**************************************************************************


Image may contain: 2 people, text

**********************************************************************************************

CƯA BỚT THẬP GIÁ

MỘT đoàn người vác thập giá của riêng mình, bước đi cực nhọc dưới sức nặng của cây thập tự đè trên đôi vai. Có một người vác một cây thập giá khá dài, không chịu được, ông cưa bớt đi một khúc. Sau cuộc hành trình gian khổ, đoàn người đến trước một vực thẳm: tại đây không có một cây cầu nào để sang bên kia, là nơi được sống cạnh CHÚA, và hưởng niềm vui muôn đời.
Sau một lúc do dự, không ai bảo ai, mỗi người đều đặt cây thập giá của mình bắc qua vực thẳm, lạ lùng thay chúng vừa khít với bề ngang của vực thẳm, chỉ riêng cây thập giá bị cưa bớt cho đỡ nặng là hụt. Và người vác nó phải đứng lại bên kia một mình với nỗi cô đơn tuyệt vọng.
Ai trong chúng ta đã không một lần gặp đau khổ, thất vọng trong cuộc sống. Được tạo dựng để sống hạnh phúc nhưng đau khổ đã trở thành người bạn của cuộc sống. Điều đau khổ hơn nữa là chúng ta không thể hiểu được nguồn gốc của đau khổ.
ĐỨC KITÔ đến trong thế gian, người đã sống như một con người đau khổ:" ĐỨC GIÊSU KITÔ đã chịu đau khổ vì anh em, để lại một mẫu gương cho anh em dõi bước theo người" ( 1pr.2.21)
Chết treo trên thánh giá, người đã biến thập giá thành chiếc cầu nối giữa sự chết và sự sống. Qua cái chết của người. Ánh sáng đã chiếu vào sự sống.
Qua cái chết của người, ánh sáng đã chiếu dọi vào từng nỗi khổ đau của con người: " vì bản thân người đã trải qua thử thách và đau khổ, nên người có thể cứu giúp những ai bị thử thách "( Dt.2.18).
Từ nay, thập giá không còn là một chướng ngại trong cuộc sống, nhưng là con đường dẫn đến sự sống đích thực.
LẠY CHÚA, KHÔNG BAO GIỜ CHÚA GỞI ĐẾN CHO CON MỘT THẬP GIÁ NẶNG HƠN SỨC MẠNH VÀ DÀI HƠN ĐÔI VAI CỦA CON. XIN ĐỪNG ĐỂ CON VỘI NÉM THẬP GIÁ NHƯNG LUÔN AN VUI TIẾN BƯỚC THEO CHÚA ĐẾN CÙNG.AMEN.

- Trích Lời Mời Gọi Yêu Thương -



                      





*****************************************************************************************************

Lạy Chúa Giêsu,
con chẳng dám xin đi trên mặt nước như Phêrô,
nhưng nhiều khi con cảm thấy
sống đức tin giữa lòng cuộc đời
chẳng khác nào đi trên mặt nước.
Có bao thứ sóng gió đẩy đưa và lôi cuốn.
Có bao cám dỗ muốn hút con vô vực sâu.
Cả sự nặng nề của thân xác con
cũng kéo ghì con xuống.
Ði trên mặt nước cuộc đời chẳng mấy dễ dàng.
Nhiều khi con thấy mình bàng hoàng sợ hãi.
Xin cứu con khi con hầu chìm.
Xin nắm lấy tay con khi con quỵ ngã.
Xin nâng đỡ niềm tin yếu ớt của con,
để con trở nên nhẹ tênh
mà bước những bước dài hướng về Chúa. Amen.
___________________
Lời nguyện trích từ: RABBOUNI
(120 Lời nguyện của Bạn Trẻ Việt Nam
Lm. An-tôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.)   


                             ****************************************************************************************************

GẶP CHÚA RỒI, CON SẼ...
+ Khi đến với Chúa, con tháo bỏ đôi giày là...những tham vọng của con.
+ CON cởi bỏ đồng hồ đeo tay là... thời khóa biểu của con.
+ CON gỡ cặp kính khỏi sống mũi là... thái độ ứng xử của con.
+ CON đóng nắp cây bút viết là... các quan điểm của con.
+ CON bỏ xuống chiếc chìa khóa là...sự an toàn của con.
NHƯ thế con được ở một mình với ngài.
LẠY thiên chúa duy nhất và chân thật.
SAU khi đã được ở với Ngài rồi, lạy Chúa,
+ CON sẽ xỏ giày vào để ... đi theo con đường của Chúa.
+ CON sẽ đeo đồng hồ vào tay để... sống trong thời gian của Chúa.
+ CON sẽ mang cặp kính vào để... ngắm nhìn thế giới của Chúa.
+ CON sẽ mở bút ra để... viết những tư tưởng và tâm tình của Chúa.
+ CON sẽ cầm chìa khóa lên để... mở những cánh cửa của Chúa!
- GRAHAM KINGS -


**************************************************************************************************
Cầu mong thế giới yên bình...


Image may contain: 2 people, people smiling, people standing, wedding and outdoor


*******************************************************************************************

MÙA VỌNG VÀ Ý NGHĨA CỦA MÙA VỌNG





1. Tại sao gọi là Mùa Vọng?


- Mùa Vọng dịch từ tiếng La tinh "Adventus", có nghĩa là "đến". Vọng là mong đợi, mong chờ điều sắp đến.
2. Mùa Vọng có mấy nghĩa?

+ Có 4 nghĩa:



1) Mùa Vọng nhớ lại thời gian dân Do thái mong đợi Đấng Messia (Chúa Kitô) đến để "giải phóng" dân Israel khỏi ách tội lỗi. Ngài "đã đến" lần thứ nhất cách đây hơn 2 ngàn năm. Ngài đã giải phóng họ khỏi ách tội lỗi bằng giáo lý và cái chết của Ngài.



2) Mùa Vọng còn có ý nghĩa chuẩn bị đón Chúa Kitô "sẽ đến" lần thứ hai vào ngày tận thế. Không ai biết được ngày giờ nào.



3) Ngày nay, mùa Vọng để dọn lòng mừng kỷ niệm lễ Chúa Giáng sinh vào ngày 25 tháng 12.


4) Mỗi người cần "tỉnh thức, sẵn sàng" đón Chúa đến vào ngày tận thế đời mình (giờ chết), để Chúa đưa mình về Nước Chúa muôn đời.
- Sưu tầm -

No comments:

Post a Comment